PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO CẨM GIÀNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH 1
Video hướng dẫn Đăng nhập

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lớp 1, tạo cơ hội cho cán bộ quản lí và giáo viên trao đổi, chia sẻ, cùng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018 của giáo viên lớp 1 tại trường Tiểu học, ngày 3/5/2021 trường Tiểu học Lai Cách tổ chức sinh hoạt tổ chuyên môn Hội thảo sách giáo khoa môn toán lớp 1 bộ sách “Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục”

Về dự sinh hoạt tổ chuyên có cô HoàngThị Minh Tâm – Hiệu trưởng nhà trường, cô Đào Thị Lan – Phó Hiệu trưởng nhà trường và thầy Trần Đức Hoàn – Phó Hiệu trưởng nhà trường.

Sau đây là nội dung của buổi sinh hoạt tổ chuyên môn:

BÁO CÁO HỘI THẢO

MÔN TOÁN LỚP 1 BỘ SÁCH VÌ SỰ BÌNH ĐẲNG VÀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018

Lai Cách, ngày 3 tháng 5 năm 2021

                    Người thực hiện : Nguyễn Thị Oanh- Tổ trưởng tổ chuyên môn 1.

I. ĐẶT VẤN ĐỀ

Thực hiện nhiệm vụ năm học 2020-2021, nhằm nâng cao chất lượng dạy và học lớp 1, tạo cơ hội cho CBQL và GV trao đổi, chia sẻ, cùng tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình thực hiện Chương trình GDPT 2018 của giáo viên lớp 1 tại trường Tiểu học. Hôm nay, trường Tiểu học Lai Cách tổ chức hội thảo sách giáo khoa môn toán lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục.

II.THỰC TRẠNG VIỆC DẠY HỌC TOÁN 1 BỘ SÁCH VÌ SỰ BÌNH ĐẲNG VÀ DÂN CHỦ TRONG GIÁO DỤC THEO CHƯƠNG TRÌNH PHỔ THÔNG 2018

1. Thuận lợi

 - Phòng GD&ĐT Cẩm Giàng quản lý, chỉ đạo sát sao việc triển khai CTGDPT 2018 đặc biệt với lớp 1.

- Tất cả GV tham gia giảng dạy lớp 1 đã được tham gia lựa chọn SGK, được tập huấn chương trình sách giáo khoa do PGD, SGD,  BGD tập huấn. Đội ngũ GV nhiệt huyết, có nhiều kinh nghiệm dạy học lớp1, chuẩn bị sẵn tâm thế triển khai chương trình GDPT 2018.

 - Trong hè và các tuần học qua, BGH các nhà trường đã đồng hành cùng tổ 1  sinh hoạt chuyên môn để trao đổi, thảo luận tháo gỡ những khó khăn khi giảng dạy, yêu cầu GV cùng tổ chuyên môn linh hoạt trong quá trình thực hiện.

- Đa số PHHS đều quan tâm đến việc học của con em: mua và chuẩn bị đầy đủ đồ dùng học tập; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc con em học bài ở nhà, sẵn sàng ủng hộ về cơ sở vật chất (mua ti vi kết nối được Internet) phục vụ cho việc học tập của con em.

Về sách giáo khoa:

Qua tham khảo, nghiên cứu 5 bộ sách, chúng tôi thấy bộ SGK Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục khá phù hợp với tình hình thực tế của trường cũng như điều kiện KT-XH ở địa phương. Mức độ kiến thức trong bộ sách đi từ thấp đến cao, dễ đến khó. Đặc biệt, sách đề cao mục tiêu “Mang cuộc sống vào trong bài học - Đưa bài học vào trong cuộc sống”, mỗi chủ đề trong SGK Toán 1 Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục đều được bắt đầu bằng một tranh vẽ gần gũi, phù hợp với nội dung, mỗi chủ đề được phân chia thành các bài học, mỗi bài học lại được tổ chức thành một chuỗi hoạt động học tập của HS hướng đến việc khám phá, phát hiện, thực hành, vận dụng, giải quyết vấn đề trong thực tiễn, phù hợp với trình độ nhận thức của học sinh. 

Sách Toán 1 Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục tinh giản, thiết thực nhưng vẫn thực hiện đầy đủ nội dung của chương trình, là điều mà các giáo viên rất tâm đắc. Đổi mới và sáng tạo sâu sắc nhưng vẫn đậm nét kế thừa chương trình hiện hành đã khiến SGK Toán lớp 1 Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục không lạ lẫm khi GV tiếp cận và thực hiện bài giảng.

2. Khó khăn

- Vì là năm đầu tiên thực hiện đổi mới chương trình và sách giáo khoa nên giáo viên còn bỡ ngỡ trong việc tiếp cận chương trình GDPT mới. Mặc dù đã được tập huấn, nghiên cứu kĩ chương trình song một số GV còn lúng túng khi thực hiện PPDH mới, việc hình thành phát triển một số năng lực, phẩm chất cho HS GV làm chưa tốt.

- Việc soạn bài của GV còn mất nhiều thời gian, công sức gây áp lực, quá tải về cả sức khoẻ lẫn tinh thần ảnh hưởng đến việc giảng dạy.

- Do hệ thống mạng  Internet không ổn định, còn chậm gây mất thời gian khi GV khai thác ngữ liệu trên sáchđiện tử.

- Còn một số phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học của con mình, coi việc dạy con học là việc của cô.

Về sách giáo khoa:

Với bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục, bên cạnh những ưu điểm nổi bật, cũng còn những bất cập cần có sự điều chỉnh. Cụ thể:

- Sách đã đưa thêm nội dung kiến thức khá trừu tượng với học sinh.

- Sự sắp xếp một số bài học trong sách chưa khoa học, yêu cầu của một số bài tập khá dài, chưa logic với môn Tiếng Việt, nhiều chữ trong yêu cầu của bài tập các em chưa được học, hạn chế trong việc các em hiểu được đề bài.

- Số lượng kiến thức trong một bài còn tương đối nặng, chưa rõ ràng.

VD:  Bài Lớn hơn, dấu >. Bé hơn, dấu <. Bằng nhau, dấu = cũng chỉ dạy trong 1 tiết; trong khi đó chương trình cũ dạy thành 3 tiết.Dấu lớn hơn, dấu bé hơn, dấu bằng học từ tuần 4 xong các bài học tiếp theo không có những dạng bài tập về điền dấu này khiến học sinh quên kiến thức đã học.

- Nội dung kiến thức về bảng cộng, bảng trừ các số trong phạm vi 10 chưa tường minh. SGK không phân chia cụ thể từng bài về bảng cộng, bảng trừ các số trong phạm vi 10 mà chỉ chọn nên HS khó ghi nhớ kết quả các phép tính, làm bài tập còn sai nhiều.

- Quy trình hình thành số trong SGK chưa hợp lí : Từ đồ dùng trực quan (vật thật) – chữ ghi số - số - viết số.

-  Khi học bài So sánh các số có hai chữ số (trang 53). Học sinh mất thời gian nhìn bảng các số từ 1 -> 100 để so sánh thứ tự số trong dãy số làm cho các em ghi nhớ máy móc.

- Nội dung bài học trong  sách giáo khoa không phân chia thành từng tiết rõ ràng (còn gộp 2, 3 tiết vào 1 bài học) dẫn đến khó khăn khi soạn bài và phân chia lượng kiến thức cho phù hợp trong mỗi tiết học.

- Sách giáo viên nội dung soạn và hướng dẫn còn quá ngắn gọn, sơ sài chưa diễn tả được hết ý tưởng của SGK gây khó khăn đối với giáo viên khi muốn tìm hiểu nội dung và ý tưởng của sách nhất là đối với GV mới dạy lớp 1.

III. GIẢI PHÁP

Để tháogỡ những khó khăn trong quá trình giảng dạy môn Toán lớp 1, chúng tôi đã thực hiện như sau:

Thứ nhất:Trước khi vào năm học, tất cả GV trong tổ chuyên môn cùng BGH nghiên cứu nội dung SGK, trao đổi chia sẻ để thống nhất xây dựng kế hoạch giáo dục của môn học theo từng tuần trên tinh thần Chương trình là pháp lệnh, SGK chỉ là lựa chọn. Giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của chương trình để soạn bài, điều chỉnh nội dung học tập. Phân chia các bài học thành từng tiết cho hợp lí phù hợp với năng lực của giáo viên và học sinh. Với những bài học có yêu cầu dài, học sinh chưa đọc được thì giáo viên đọc mẫu, học sinh nhắc lại yêu cầu nhiều lần và thực hiện làm miệng. Chuyển một số bài tập có nội dung dài, khó hiểu thành những câu chuyện hoặc trò chơi để học sinh dễ tiếp thu. Khi dạy các bài về hình thành các số có thể thay đổi quy trình từ đồ dùng trực quan (vật thật) – số lượng (số) – cách đọc số - cách viết số. Nếu thời lượng dạy không đủ có thể chuyển xuống tiết tăng buổi 2/ngày. Bài so sánh các số trong phạm vi 100 giáo viên vẫn có thể linh hoạt giới thiệu cách so sánh các số theo hàng như chương trình cũ để học sinh dễ nhớ, dễ hiểu.

Thứ hai: Linh hoạt trong việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực; kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống; kết hợp các hoạt động dạy học trong lớp học với hoạt động thực hành trải nghiệm, vận dụng kiến thức toán học vào thực tiễn. Cấu trúc bài học bảo đảm tỉ lệ cân đối, hài hoà giữa kiến thức cốt lõi, kiến thức vận dụng và các thành phần khác.        

Thứ ba: Trong mỗi tiết dạy GV cần chú ý đưa ra các nhiệm vụ ngắn gọn và cụ thể. Có thể áp dụng các kí hiệu của Công nghệ vào dạy học Toán. Mỗi khi đưa ra nhiệm vụ, GV cần nghiêm khắc và yêu cầu 100% HS trong lớp phải thực hiện.

IV. PHÂN TÍCH BÀI SOẠN MINH HỌA

Tên bài : Ôn tập về phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.

Bài dạy trong tiết dạy: Dự kiến tiết gồm HĐ khởi động, Khám phá, Luyện tập, vận dụng.

          Lí do chọn bài dạy:

- Đây là bài học: Tuần 32 cuối học kì II: Ôn tập về phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.

- Nội dung bài học dài, khó định hướng chia nội dung trong từng tiết học. Vì kiến thức bài mới HS học trực tuyến.

- Quy trình hình thành số trong SGK chưa hợp lí : Từ đồ dùng trực quan (vật thật) .

- Thiết kế bài tập bằng trò chơi để học sinh hứng thú học tập, giảm áp lực, căng thẳng cho các em.

Trong tiết dạy, đã sử dụng các phương tiện dạy học:HS: Bảng con, phấn trắng, các thẻ chục que tính và các que tính rời.GV: Giáo án điện tử. Bộ đồ dùng dạy Toán, thẻ chữ.

- Phương pháp dạy học : Hỏi đáp, thực hành, trò chơi, trải nghiệm.

Hình thức tổ chức dạy học : Hoạt động cả lớp, hoạt động nhóm 2, nhóm 4, hoạt động cá nhân.

Cơ hội học tập trải nghiệm và phát triển năng lực cho học sinh:

-  Thông qua các hoạt động trải nghiệm với vật thật, các thao tác với que tính trong từng trường hợp để tạo lập số, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực sử dụng công cụ và phương tiện học toán.

- Thông qua việc đọc, viết số việc thực hành giải quyết các bài tập, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực giaotiếp toán học.

- Qua quá trình thực hiện tương tự việc tạo lập số, phân tích để làm bài tập, học sinh có cơ hội được phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học.

Trong tiết học đã sử dụng các hình thức đánh giá:

 - Giáo viên đánh giá học sinh: GV quan sát, theo dõi, trao đổi, kiểm tra, nhận xét bằng lời quá trình học tập của HS thông qua việc học sinh trả lời câu hỏi hoặc học sinh chia sẻ những điều em biết, em hiểu trong các hoạt động. Khen ngợi, động viên HS; nhận xét định tính về các câu trả lời cũng như việc hình thành và phát triển một số năng lực,phẩm chất của HS trong quá trình học tập.

- Tổ chức cho học sinh đánh giá lẫn nhau. GV tổ chức cho HS được tham gia đánh giá và nhận xét lẫn nhau trong quá trình học nhóm, học cả lớp nhằm hình thành và phát triển năng lực tự học, bồi dưỡng hứng thú học tập cho HS trong quá trình học môn Toán.

- Học sinh tự đánh giá bản thân mình qua việc nghe giáo viên và các bạn trình bày chia sẻ kết quả, học sinh tự đánh giá được kết quả của mình, để tự điều chỉnh cách học của bản thân.

Như vậy thông qua đánh giá GV rút kinh nghiệm, điều chỉnh hoạt động dạy học ngay trong quá trình và kết thúc mỗi giai đoạn dạy học; kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của HS để động viên, khích lệ; phát hiện những khó khăn của HS để hướng dẫn, giúp đỡ; đưa ra nhận định phù hợp về những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi HS để có biện pháp khắc phục kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập của học sinh.

V. KIẾN NGHỊ

1. Với giáo viên:

- GV tích cực nghiên cứu SGK, mục tiêu tiết học, dự giờ đồng nghiệp, điều chỉnh linh hoạt nội dung chương trình để phù hợp với đối tượng học sinh trong lớp.

- Tăng cường sử dụng các phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học hiện đại để hình thành các năng lực, phẩm chất cho học sinh thông qua môn Toán.

- Kết hợp nhuần nhuyễn, sáng tạo với việc vận dụng các phương pháp, kĩ thuật dạy học truyền thống như sử dụng bảng con phấn trắng, que tính khi học toán.

- Linh hoạt khi tổ chức đánh giá học sinh.

2. Với tổ chuyên môn:

 - Đổi mới sinh hoạt chuyên môn: tập trung trao đổi, thảo luận nội dung, phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học các môn học;

- Tổ chức chuyên đề theo nghiên cứu bài học để giáo viên có cơ hội tham gia giảng dạy, trải nghiệm và được học hỏi đồng nghiệp.

- Hạn chế họp các nội dung mang tính hành chính, sự vụ.

3. Với các nhà trường:

          Chỉ đạo sát sao việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018 nhất là với lớp 1.

          Tích cực dự giờ, tư vấn phương pháp, hình thức, kĩ thuật dạy học cho GV. Tham gia sinh hoạt chuyên môn cùng tổ 1 để kịp thời giải đáp khó khăn, vướng mắc cho GV.

4. Với Phòng giáo dục:

- PGD tiếp tục chỉ đạo các trường sử dụng cùng loại sách tổ chức hội thảo các dạng bài để giúp GV thực hiện tốt chương trình SGK mới.

5. Với Bộ giáo dục:

- Điều chỉnh nội dung, sắp xếp lại các bài học cho khoa học hơn. Đảm bảo lô gic với kiến thức môn Tiếng Việt.

Trên đây là báo cáo chuyên đề hội thảo về sách giáo khoa môn Toán lớp 1 bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. Chúng tôi rất mong được đón nhận ý kiến đóng góp của các đồng chí, đồng nghiệp; các đồng chí lãnh đạo các cấp để buổi hội thảo được thành công tốt đẹp.

Tôi xin trân trọng cảm ơn!

GIÁO ÁN MINH HỌA

           BÀI DẠY: ÔN TẬP VỀ PHÉP CỘNG,PHÉP TRỪ KHÔNG NHỚ

TRONG PHẠM VI 100

                                                          GV dạy: Bùi Thị Gái

I. MỤC TIÊU:

- Thực hiện được phép cộng, phép trừ không nhớ trong phạm vi 100.

- Vận dụng phép cộng, phép trừ không nhớ để tính toán và xử lí các tình huống trong cuộc sống

- Phát triển các NL toán học: NL mô hình toán học, NL giao tiếp toán học, NL giải quyết vấn đề toán học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC

1. Giáo viên

- Bài giảng điện tử.

- Bảng phụ.

2. Học sinh

- SGK Toán1; Vở BTT1

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY- HỌC CHỦ YẾU:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

1. Hoạt động 1: Khởi động

GV cho HS chơi trò chơi luyện tính nhẩm, trong đó ôn về các bảng cộng, trừ đã học.

GV đưa các phép tính cho HS nhẩm kết quả

2. Hoạt động 2: Thực hành luyện tập

Bài 1. Tính:

Tổ chức cho HS đố nhau theo cặp. 

 

 

GV & HS khác nhận xét kết quả các cặp.

Bài 2. Đặt tính rồi tính:

GV cho HS tự đặt tính rồi tính

 

 

 

 

GV kiểm tra nhận xét bài làm của HS.

Bài 3. Tính:

GV cho HS nêu cách tính

GV HD cũng có thể cộng nhẩm từng phép tính, ghi kết quả phép tính trung gian ở dưới rồi nhẩm tiếp

36 -10 + 3 = 29

   26

GV kiểm tra nhận xét bài làm của HS.

Bài 4. Điền dấu >, <, =

GV cho HS tự làm bài

GV bổ sung thêm bài tập cho những HS hoàn thành nhiệm vụ chung trước các bạn: 30 + 40 … 71     60 … 20 + 30

Hoạt động 3: Vận dụng

Bài 5.Tìm phép tính, nêu câu trả lời:

Đội văn nghệ của trường có 12 bạn nam và 16 bạn nữ. Hỏi đội văn nghệ có tất cả bao nhiêu bạn ?

?

?

?

?

?

GV cho học sinh tự nêu các số cần thay cho từng dấu?

Hoạt động 4: Củng cố

GV tổ chức cho HS chơi trò chơi củng cố về các dạng tính sau: cộng, trừ nhẩm trong phạm vi 100 và tính nhẩm với các số tròn chục.

- GV nhận xét giờ học.

 

HS chơi trò chơi luyện tính nhẩm 

15+ 14 = 29

30 + 20 =30

 52 -12 = 40

 

 

 

HS đố nhau theo cặp

3 cặp HS lên bảng thực hiện

40 +50= 90

80 -20 =60

 60 + 7 =67

 69 – 9 = 60

  70+30= 100

  100 - 50=50

 

- HS tự đặt tính rồi tính

    

 - HS kiểm tra kết quả bài làm của nhau theo cặp.

 

- HS nêu cách tính:

Tính từ trái qua phải rồi tính.

36 -10 + 3 = 26 + 3 = 29

50 + 20 – 40 = 70 - 40 =30

15 + 33 +41 = 89

    48

- HS kiểm tra chéo kết quả bài làm của nhau.

 

HS tự làm bài và chữa bài

3 HS lên bảng chữa bài.

 60 +35 < 90    80 – 30 < 60    90 = 40 + 50

 

 

 

- HS đọc bài toán

- Một HS nêu cách làm và kết quả.

 

 

- HS tự nêu các số cần thay cho từng dấu

12

+

16

=

28

Đội văn nghệ có tất cả 28 bạn.

 

 

- HS chơi trò chơi

 


BÀI VIẾT LIÊN QUAN
TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 9 - Chủ đề: Tháng An toàn giao thông TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 9 - Chủ đề: Tháng An toàn giao thông ... Cập nhật lúc : 14 giờ 47 phút - Ngày 24 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG TH LAI CÁCH TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ TRƯỜNG TH LAI CÁCH TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ TRƯỜNG TH LAI CÁCH TUYÊN TRUYỀN PHÒNG BỆNH ĐAU MẮT ĐỎ ... Cập nhật lúc : 8 giờ 30 phút - Ngày 21 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC STEM TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH TẬP HUẤN HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN NỘI DUNG GIÁO DỤC STEM TẠI TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH ... Cập nhật lúc : 21 giờ 54 phút - Ngày 20 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
🌟 MÔ HÌNH CỔNG TRƯỜNG AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH 🎉🌟 🌟 MÔ HÌNH CỔNG TRƯỜNG AN TOÀN GIAO THÔNG TẠI LIÊN ĐỘI TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH 🎉🌟 ... Cập nhật lúc : 19 giờ 46 phút - Ngày 19 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2023 - 2024 TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH KHAI GIẢNG NĂM HỌC 2023 - 2024 ... Cập nhật lúc : 23 giờ 39 phút - Ngày 5 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH HỘI NGHỊ CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH VỀ CÔNG TÁC CÁN BỘ ... Cập nhật lúc : 15 giờ 18 phút - Ngày 3 tháng 9 năm 2023
Xem chi tiết
THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 5 CUỐN: KỶ NIỆM 133 NĂM NGÀY SINH BÁC HỒ KÍNH YÊU THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 5 CUỐN: KỶ NIỆM 133 NĂM NGÀ ... Cập nhật lúc : 21 giờ 45 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
THÔNG BÁO DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 NĂM HỌC 2023 - 2024 THÔNG BÁO DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 NĂM HỌC 2023 - 2024 THÔNG BÁO DANH MỤC SÁCH GIÁO KHOA LỚP 4 NĂM HỌC 2023 - 2024 ... Cập nhật lúc : 21 giờ 31 phút - Ngày 7 tháng 5 năm 2023
Xem chi tiết
THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4: CUỐN BÚP SEN XANH THƯ VIỆN TRƯỜNG TIỂU HỌC LAI CÁCH GIỚI THIỆU SÁCH THÁNG 4: CUỐN BÚP SEN XANH ... Cập nhật lúc : 20 giờ 54 phút - Ngày 26 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHOÁ KĨ NĂNG SỐNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI VÀ TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHƯƠNG TRÌNH NGOẠI KHOÁ KĨ NĂNG SỐNG PHÒNG TRÁNH XÂM HẠI VÀ TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC ... Cập nhật lúc : 11 giờ 25 phút - Ngày 24 tháng 4 năm 2023
Xem chi tiết
1234567891011121314151617181920
DANH MỤC
ĐỀ THI, CHUYÊN ĐỀ
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 1 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tiếng Việt lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Toán lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Lịch sử và Địa lí lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Khoa học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 5 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 4 năm học 2011 - 2012
Đề KTĐK cuối kì I môn Tin học lớp 3 năm học 2011 - 2012
Thông tư 41: ban hành điều lệ trường tiểu học
Số: 26/2011/TTLT-BGDĐT-BKHCN-BYT Hướng dẫn tiêu chuẩn bàn ghế học sinh trường tiểu học. THCS...
Thông tư quy định đánh giá và xếp loại học sinh tiểu học
Toán tuổi hoa
Đề thi Viết chữ đẹp đợt I từ lớp 1 đến lớp 5 năm học 2011 - 2012
12345
VĂN BẢN CỦA NHÀ TRƯỜNG
Hướng dẫn tổ chức kỉ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3 và khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Kết quả KT chất lượng HSG lớp 5 đợt 1
Kết quả thi Viết chữ đẹp vòng 2 cấp huyện
Hướng dẫn thi Olympic HSG lớp 5
Kế hoạch thi Aerobic cấp tỉnh
Kế hoạch giao lưu Hiệu trưởng giỏi cấp tỉnh
Hướng dẫn thi Viết chữ đẹp vòng 2 cấp huyện năm học 2011 - 2012
Kết quả HSG lớp 5 vòng 1 cấp huyện
Kết quả thi Viết chữ đẹp vòng 1 cấp huyện
Công văn Số 26 của Sở GD về việc Hướng dẫn nghỉ Tết Nhâm Thìn 2012
Mẫu báo cáo sơ kết hoạt động công đoàn học kì I năm học 2011 - 2012
Hướng dẫn kế hoạch tổ chức giải Aerobic cấp Tiểu học năm học 2011 - 2012
Hướng dẫn báo cáo sơ kết học kì I năm học 2011 - 2012
Hướng dẫn kiểm tra định kỳ cuối học kỳ I năm học 2011 - 2012
Điều lệ Hội khỏe Phù Đổng huyện Bình Giang lần thứ VIII.
123